Hiện chưa có sản phẩm |
TỔNG TIỀN: | 0₫ |
Xem giỏ hàng | Thanh toán |
Tìm hiểu những điểm khác biệt giữa PC Gaming với PC thông thường và tham khảo ngay những gợi ý hữu ích khi lựa chọn PC Gaming trong bài viết sau.
PC Gaming và PC thông thường có những điểm khác biệt nhất định đòi hỏi các Game thủ cần lưu ý khi xây dựng cấu hình. Trong bài viết sau đây, Thế giới Gear sẽ chỉ ra cho bạn những điểm khác biệt đó, đồng thời liệt kê cấu hình cơ bản mà một chiếc PC Gaming cần có và gợi ý cho bạn một số cấu hình đã xây dựng sẵn.
Cấu hình máy tính chơi Game có sự khác biệt lớn so với máy tính thông thường
Sự khác biệt lớn nhất giữa PC Gaming và PC thông thường là cấu hình máy tính. Bởi cấu hình của PC Gaming cao hơn rất nhiều lần so với cấu hình PC dùng cho văn phòng. Ngoài ra, một điểm chung là các linh kiện của PC chơi Game đều có thông số kỹ thuật cao hơn như CPU, RAM, ổ cứng và Card đồ họa…
CPU: Các loại PC Gaming thường trang bị CPU có cấu hình mạnh nhất như vi xử lý Core i7 hoặc Core i5, Core i3 cho phân khúc thấp hơn. Ngược lại, các PG thông thường chủ yếu sử dụng Core i3 hoặc cao cấp hơn là Core i5.
Card đồ họa: Phần lớn các PG chơi Game sử dụng Card đồ họa rời để đảm bảo hình ảnh hiển thị luôn tốt nhất, đáp ứng được các tựa Game khó không bị giật lag, vỡ khiến người dùng khó chịu. Với các dòng máy văn phòng, Card đồ họa không quá ảnh hưởng tới chất lượng máy, do đó sử dụng Card Onboard đã có thể đáp ứng tốt nhu cầu người dùng.
Ổ cứng: Thông thường, PG văn phòng không cần quá nhiều dung lượng nên chỉ cần sử dụng ổ cứng HDD hoặc SSD là đủ. Ngược lại, để tránh khi chơi Game bị giật, lag đảm bảo chiến tốt các tựa Game khá nặng thì các Game thủ thường trang bị cả hai ổ SSD và HDD. Điều này không những giúp tốc độ tải nhanh mà còn đảm bảo dung lượng lưu trữ.
PG Gaming sở hữu thiết kế ấn tượng, cá tính
PC văn phòng sẽ chú trọng vào thiết kế đơn giản, lịch sự, gọn gàng để phù hợp với môi trường văn phòng. Còn đối với PG Gaming gây ấn tượng với thiết kế hầm hố, đèn LED nhiều màu để thể hiện tính cá nhân hóa của mỗi Game thủ.
Vì các loại PG chơi Game thường trang bị cấu hình khủng nên chắc chắn giá thành cao hơn hẳn các loại PG thông thường. Một chiếc máy tính chơi Game tầm trung có mức giá thấp nhất là từ 15 – 20 triệu., thậm chí có những cấu hình lên tới hàng trăm triệu. Ngược lại, chỉ với 10 – 15 triệu, người dùng đã có thể sở hữu máy tính văn phòng tầm trung.
Cấu tạo của PC Gaming cơ bản
Để có một chiếc PC Gaming tốt, các Game thủ phải lựa chọn linh kiện phần cứng tương thích với nhau. Sau đây là cấu tạo của một chiếc PG Gaming cơ bản mà bạn cần biết.
CPU là bộ phận quan trọng nhất mà Game thủ cần lưu ý khi xây dựng PC Gaming
CPU được coi như bộ não của máy tính, thực hiện tất cả các yêu cầu của hệ thống, xử lý thông tin. Chính vì vậy, có thể nói đây là bộ phận quan trọng nhất của PC Gaming. Các yếu tố để đánh giá một CPU gồm số lượng nhân (Core), xung nhịp, bộ nhớ đệm (Cache), mức điện tiêu thụ và bộ tản nhiệt.
Trên thị trường có 4 loại Mainboard phổ biến
Bo mạch chủ thường được thiết kế trên kích thước có sẵn. Có 4 loại bo mạch chủ phổ biến theo kích thước từ nhỏ nhất đến lớn nhất là là Mini-ITX, Micro-ATX, ATX và E-ATX. Việc lựa chọn bo mạch chủ sẽ ảnh hưởng tới việc lựa chọn vỏ case, RAM, ổ cắm, ổ cứng sau đó.
Card đồ họa hỗ trợ quá trình chơi Game mượt mà không bị giật lag
Card đồ họa của PG Gaming là thành phần quan trọng nhất để đảm bảo các Game thủ chơi Game mượt mà, không bị giật lag. Bộ phận GPU trong Card đồ họa có nhiệm vụ truyền tải dữ liệu của Game lên màn hình. Hệ thống tản nhiệt của VGA cũng giúp tăng hiệu suất của bộ phận này. Vì vậy, khi lựa chọn Card đồ họa, người mua cần để ý tính ổn định, mức tăng nhiệt và số lượng quạt tản nhiệt của VGA.
Game thủ nên cân nhắc mua cả hai loại ổ cứng SSD và HDD
Hai loại ổ cứng thông dụng nhất của PC Gaming mà các Game thủ cần biết là HDD và SSD. So với HDD thì ổ cứng SSD có tốc độ đọc và ghi thông tin vượt trội hơn, do đó thiết bị này giúp khởi động máy tính và load những Game hạng nặng. Tuy nhiên, các Game thủ vẫn cần trang bị ổ cứng HDD để đảm bảo dung lượng lưu trữ lớn.
Nên mua bộ nguồn công suất cao của các thương hiệu uy tín
Bộ nguồn không chỉ quyết định tuổi thọ của toàn bộ phần cứng mà còn cung cấp năng lượng cho các thiết bị hoạt động trơn tru. Nguồn không đủ công suất sẽ dẫn tới hàng loạt tình trạng như đứng hình khi chơi Game nặng, Card màn hình bị vỡ hình, Mainboard quá nóng bị rộp, máy tính tự khởi động lại… Khi lựa chọn bộ nguồn, bạn nên căn cứ vào các thông số như hãng sản xuất, công suất, hiệu suất (chuẩn 80 plus). Đặc biệt, nên lựa chọn bộ nguồn thừa công suất còn hơn thiếu.
RAM từ 8GB - 16GB sẽ đáp ứng đủ nhu cầu chơi Game
Khi lựa chọn RAM, các Game thủ cần lưu ý dung lượng và tốc độ của bộ phận này sẽ phụ thuộc vào bo mạch chủ. Thông thường, RAM 8 – 16GB đã đáp ứng đủ nhu cầu chơi Game.
Vỏ PG Gaming được thiết kế bắt mắt
Sau khi lựa chọn đủ linh kiện thiết yếu cho bộ máy tính chơi Game, bạn cần vỏ máy tính để gắn mọi thứ vào trong. Không chỉ để bảo vệ linh kiện bên trong khỏi bám bụi, rơi vỡ, vỏ máy tính còn có tác dụng làm tăng tính thẩm mỹ cho không gian chơi Game của bạn.
Cấu hình | ||||
CPU | G6400, I3-10105, R3 3200G | G6400 | I5-10400F | I5-10400F, I5-11400, I7-11700K |
Mainboard | H510M, AB320M | H560M | B560M | B560, B560M, Z590 |
RAM | 8GB | 8GB | 8GB | 8GB, 16GB |
SSD | 120GB | 120GB | 240GB | 240GB, 256GB, 512GB |
VGA | - | GTX 1650S | GTX 1660S | GTX 1660, GTX 1660S, RTX 3060 |
PSU | 450W, 500W | 500W | 500W | 500W, 750W |
Case | Segotep Prime H | Montech X1 | Segotep Prime H | Shield 110R, Montech X1, Gungnir 110R, Segotep Prime H |
LCD | - | - | - | Optix G242, Optix G241V |
Cooling | - | - | - | Hyper 212, Coreliquid 240R |
Hy vọng thông qua bài viết dưới đây, các Game thủ đã phân biệt được PC Gaming và PC thông thường và biết cách xây dựng một cấu hình PC Gaming cơ bản. Hoặc bạn có thể tham khảo ngay các mẫu PC Gaming chính hãng đã được Thế giới Gear xây dựng sẵn, phù hợp với nhu cầu của mình.