Sự khác biệt giữa chuột Gaming và chuột văn phòng mà bạn nên biết

Cùng tìm hiểu những điểm khác nhau giữa chuột Gaming với chuột văn phòng và điểm tên những mẫu chuột Gaming tốt nhất trong bài viết dưới đây.


Chuột máy tính là bộ phận không thể thiếu khi sử dụng máy tính. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa phân biệt được sự khác nhau giữa chuột Gaming và chuột văn phòng thông thường. Vì vậy, cùng Thế giới Gear tìm hiểu những điểm khác biệt này trong bài viết dưới đây. Đặc biệt với những Game thủ, Streamer hoặc tuyển thủ Esport chuyên nghiệp muốn việc chơi Game trở nên hiệu quả hơn, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn Top 5 loại chuột Gaming tốt nhất hiện nay.
Sự khác nhau giữa chuột Gaming và chuột văn phòng thông thường
Để hiểu rõ hơn sự khác nhau giữa chuột Gaming và chuột thường, các Game thủ cần so sánh các chỉ số sau đây:

  • Độ nhạy của chuột

Chỉ số DPI được dùng để đo độ nhạy của chuột, cho biết quãng đường chuột di chuyển trên màn hình. Theo đó, chỉ số DPI ở mức cao có nghĩa thao tác di chuyển mượt, nhanh và không bị giật lag. Đặc biệt, nếu bạn thường chơi các tựa Game yêu cầu tốc độ nhanh như chiến thuật, RP, đối kháng… thì việc sở hữu các loại chuột Gaming có chỉ số DPI cao là hoàn toàn cần thiết.
Hiện nay, với công nghệ hiện đại, một số chuột chơi Game cao cấp có chỉ số lên tới trên 4000 DPI. Ngược lại, với các nhu cầu như lướt web, chỉnh sửa văn bản, dữ liệu, các loại chuột văn phòng thường có chỉ số DPI dưới 400. 

Các chỉ số DPI trên chuột Gaming

  • Tần số quét trên cảm biến

Bộ phận quan trọng nhất của chuột máy tính là mắt đọc quang học, được tạo nên từ một đèn chiếu sáng không liên tục và một cảm biến đo ánh sáng phản hồi lại. Như vậy, tần số quét trên cảm biến là chỉ số phản ánh số lần phản hồi lại trong thời gian nhất định mà cảm biến có thể ghi được. Chuột Gaming khác với chuột thường ở chỗ bộ phận cảm biến có thể ghi lại hàng nghìn phản hồi trong 1 giây.

Cảm biến của chuột Gaming có thể ghi lại hàng nghìn phản hồi trong 1 giây

  • Độ bền của nút ấn (Switch)

Nút ấn trái phải của chuột là nơi người dùng tương tác nhiều nhất. Vì vậy, đây chính là bộ phận thường xuyên xảy ra hư hỏng như “liệt” chuột trái, phải, bị lag hoặc chậm. Vì vậy, những người chơi Game, Streamer hay những vận động viên Esport sẽ lựa chọn các loại chuột Gaming có độ bền nút Switch lớn khoảng 20 triệu lượt click, sử dụng trong vòng 3 năm. Thậm chí, với những loại cao cấp, con số này có thể lên tới 50 triệu lượt click mỗi nút. Ngược lại, các loại chuột văn phòng chỉ chịu được khoảng 3-5 triệu lượt click là hỏng.

Nút bấm của các loại chuột Gaming được đầu tư và chế tạo rất tỉ mỉ để giữ độ bền

  • Mouse Feet – Khả năng di chuột

Mouse Feet là miếng nhựa mỏng được gắn dưới đế của chuột giúp chuột di chuyển mượt mà, êm ái hơn. Ở các dòng chuột thông thường, miếng nhựa này khá nhỏ, mỏng nên dễ bị mài mòn nếu sử dụng với tần suất cao. Ngược lại, các nhà sản xuất thường sử dụng chất liệu tốt nhất, có khả năng chịu mài mòn cao để thiết kế Mouse Feet kích thước lớn cho chuột Gaming. Vì vậy, dù có sử dụng nhiều và thao tác nhanh thì miếng nhựa hiếm dưới đế chuột chơi Game hiếm khi bị mòn.

Mouse Feet của chuột Gaming có kích thước lớn, chịu mài mòn tốt hơn của chuột thường

  • Giá thành trên thị trường

Do được sản xuất với công nghệ hiện đại, các bộ phận có tính năng vượt trội hơn hẳn nên các loại chuột Gaming thường đắt hơn chuột văn phòng thông thường. Những thông số trên càng cao thì giá của mẫu chuột đó sẽ càng đắt. 


Những đặc điểm của chuột Gaming nên có
Trên thị trường hiện có rất nhiều loại chuột Gaming khiến người mua băn khoăn không biết nên chọn loại nào. Các Game thủ có thể dựa vào một vài đặc điểm chuột Gaming nên có sau đây để lựa chọn loại chuột phù hợp nhất.

  • Độ phân giải tối đa (DPI) trên 1600 để đảm bảo chơi tốt các loại Game thông thường. Nếu là những tuyển thủ Esport chuyên nghiệp, bạn nên lựa chọn những loại chuột có chỉ số DPI trên 4000.
  • Tốc độ theo dõi IPS mỗi giây phải trên 150 để đảm bảo mọi thao tác trơn tru, không nằm ngoài giới hạn của chuột.
  • Tần số phản hồi trên một giây của các chuột cao cấp hiện nay trên 1000Hz. Tuy nhiên, theo lý thuyết nên chọn chuột có độ phản hồi càng nhanh càng tốt nhưng bạn phải xem xét phần mềm có hỗ trợ tần số phản hồi không. Bởi có những tựa Game chỉ hỗ trợ tần số 125Hz, nếu sử dụng chuột có tần số phản hồi cao sẽ bị lỗi.
  • Khoảng cách nhận bề mặt di chuột LOD (Lift of Distance) khoảng 1.5mm – 2.5mm.
  • Khối lượng chuột khoảng 90 – 110 gram là hợp lý. Lựa chọn chuột có khối lượng nhẹ giúp thao tác nhanh và chính xác hơn.
  • Nút ấn chuột (Switch) phổ biến trên thị trường do một số hãng như Omron, Huano sản xuất, trong đó Omron được đánh giá cao hơn hẳn về lực nhấn và hành trình chuột. Hơn nữa, trong cùng một hãng nhưng độ bền của mỗi loại chuột có phần khác nhau từ 20 – 50 triệu lượt click.

Khi lựa chọn chuột Gaming người mua phải quan tâm tới rất nhiều yếu tố


Top 5 loại chuột Gaming tốt hiện nay
Nếu các Game thủ đang tìm kiếm chuột Gaming tốt nhất để giúp cho việc chơi Game tốt hơn thì có thể tham khảo danh sách 5 sản phẩm dưới đây:

  • Chuột Razer DeathAdder V2

Đây là loại chuột có thiết kế bo tròn ôm sát tay, bộ Mouse Feet được làm bằng nhựa PTFE 100% giúp thao tác mượt mà khi di chuyển. Chuột Gaming cao cấp này sử dụng nút bấm Razer quang học nên thao tác nhấn rất nhẹ và tốc độ phản hồi nhanh chỉ 0.2ms. Đặc biệt, DeathAdder V2 sử dụng tới 8 nút được lập trình với cấu hình đầy đủ cho phép người chơi truy cập vào macro và chức năng phụ dễ dàng hơn. Chỉ số DPI và tốc độ lướt lần lượt là 20.000 và 650 IPS.

Cận cảnh chuột Razer DeathAdder V2

  • Chuột Corsair Ironclaw RGB

Corsair Ironclaw RGB có thiết kế hầm hố rất ấn tượng. Chuột được trang bị mắt đọc hiện đại nhất từ Pixart, chỉ số DPI 18.000 và tốc độ phản hồi 1000Hz giúp khả năng di chuột trở nên nhanh nhạy hơn. Nút bấm của Omron có thể chịu được 50 triệu lượt click và tốc độ bấm là 1ms.

Cận cảnh chuột Corsair Ironclaw RGB

  • Chuột Razer Naga Trinity

Đây là mẫu chuột Gaming có thiết kế hiệu quả nhất nhờ việc thay đổi linh hoạt 3 tấm vỏ với số lượng nút bấm lên tới 19 nút tùy chỉnh. Razer Naga Trinity sử dụng cảm biến lên tới 16.000 DPI, tuổi thọ nút bấm 50 triệu lần click và hệ thống đèn LED 16.8 triệu màu.

Cận cảnh chuột Razer Naga Trinity

  • Chuột Logitech G403 Hero

Logitech G403 Hero gần như không có độ trễ nhờ sử dụng cảm biến HERO 25K. Chỉ số DPI tối đa 25.600 và tốc độ lướt hơn 400 IPS đảm bảo quá trình sử dụng chuột nhanh nhạy và ổn định trong mọi trường hợp. Đồng thời đèn RGB của mẫu chuột này lên tới 16.8 triệu màu có thể được điều chỉnh thuận tiện. Trọng lượng nhẹ chỉ 87.3g và chiều dài dây lên tới 2.1m giúp việc di chuột dễ dàng hơn.

Cận cảnh chuột Logitech G403 Hero

  • Chuột Logitech G502

Logitech G502 được trang bị cảm biến HERO 16K, 16.000 DPI giúp tăng sự nhanh nhạy khi sử dụng. Bên cạnh đó, mẫu chuột này sở hữu 12 nút bấm tùy chọn và có thể được điều chỉnh dễ dàng trên máy tính. Sử dụng nút bấm của Omron với độ bền lên tới 50 triệu lần click, Logitech G502 có tốc độ phản hồi cực nhanh. Ngoài ra, hệ thống đèn LED lên tới 16.8 triệu màu có thể được tùy chỉnh, cá nhân hóa theo tính cách người dùng.

Cận cảnh chuột Logitech G502
Qua bài viết trên, Thế giới Gear hy vọng đã cung cấp cho bạn thêm những thông tin hữu ích để phân biệt được giữa chuột Gaming và chuột thường. Đồng thời, bạn có thể lựa chọn những loại chuột Gaming với hiệu năng tốt, phù hợp với nhu cầu.

Đăng kí nhận tin