Hiện chưa có sản phẩm |
TỔNG TIỀN: | 0₫ |
Xem giỏ hàng | Thanh toán |
Build PC Gaming không những đòi hỏi các Game thủ hiểu rõ cấu tạo của một chiếc máy tính để bàn mà còn biết cách lựa chọn thành phần để đảm bảo khả năng tương thích giữa các linh kiện với nhau sao cho hợp lý nhất.
Build PC Gaming cũng giống như việc chơi ghép hình Lego. Việc bạn cần làm là phải hiểu rõ tác dụng của mỗi miếng ghép để đặt đúng vị trí, sắp xếp sao cho màu sắc có trật tự, tương xứng với nhau.
Build PC Gaming cần hiểu rõ cấu tạo của một chiếc máy tính
Để Build PC Gaming, trước hết bạn cần hiểu rõ cấu tạo của một chiếc PC. Các thành phần chính của máy tính chơi Game để bàn bao gồm bộ xử lý trung tâm CPU, bo mạch chủ, bộ nhớ RAM, ổ cứng, bộ nguồn PSU, màn hình, Card đồ họa và các thiết bị ngoại vi như chuột, bàn phím, loa, tai nghe...
Đối với một chiếc PC, bộ xử lý trung tâm CPU là thành phần quan trọng nhất. Bởi CPU được coi là một não của một chiếc PC Gaming có nhiệm vụ xử lý các tính hiệu, lệnh, dữ liệu ra vào của máy tính. Do đó, khi lựa chọn CPU, người dùng cần quan tâm đến số lượng nhân, xung nhịp và bộ nhớ đệm.
Sau đây là những điều Game thủ cần lưu ý trong quá trình Build PC Gaming.
Bộ xử lý trung tâm CPU được thiết kế giống một tâm mạch nhỏ, bên trong chứa con Chip và gắn vào bảng mạch điện tử. Tốc độ xử lý của CPU phụ thuộc vào số nhân, công nghệ sản xuất, bộ nhớ đệm, card đồ họa và tản nhiệt. Đơn vị của CPU là Hz hay Ghz, thể hiện số lệnh được xử lý trên một đơn vị giây. Ví dụ, hai mẫu CPU cùng dòng I3 nhưng có xung nhịp lần lượt là 3,4GHZ và 2,6GHZ thì khi hoạt động ở tốc độ cao nhất, CPU có xung nhịp 3,4GHZ sẽ nhanh hơn 40%.
Khi lựa chọn CPU, người dùng cần quan tâm đến số lượng nhân, xung nhịp và bộ nhớ đệm
Bo mạch chủ là bảng mạch có kích thước lớn nhất trong máy tính, được sử dụng để kết nối giao tiếp giữa các bộ phận với nhau. Trong bo mạch chủ, Chipset là phần quan trọng nhất có nhiệm vụ hỗ trợ các bộ phận truyền dữ liệu cho nhau, tích hợp Card đồ họa, âm thanh và cổng kết nối USB 3.0… Bên cạnh đó, Socket trên bo mạch chủ được dùng để hỗ trợ một số loại chip và cổng kết nối nhất định. RAM cũng là bộ phận được gắn trên bo mạch. Có 4 loại bo mạch chủ phổ biến theo kích thước từ nhỏ nhất đến lớn nhất là là Mini-ITX, Micro-ATX, ATX và E-ATX.
Cấu tạo bo mạch chủ của PC Gaming
RAM hay còn gọi là bộ nhớ truy cập tạm thời có nhiệm vụ tạo nên không gian nhớ để PC hoạt động. Tuy nhiên, khi tắt máy hoặc mất điện đột ngột, dữ liệu trong RAM sẽ mất hết. RAM được tạo ra nhằm hỗ trợ CPU tăng tốc xử lý dữ liệu.
Dung lượng RAM càng lớn đồng nghĩa với việc máy tính hoạt động mượt mà hơn mà không lo bị đơ, chậm. Trên thị trường hiện nay, dung lượng RAM phổ biến từ 2 - 8GB, mẫu RAM cao cấp có thể lên tới 16GB hoặc hơn.
Khác với RAM, ổ cứng là thiết bị lưu trữ dữ liệu chính của PC Gaming. Đặc biệt, dữ liệu trong ổ cứng sẽ không bị mất đi dù tắt máy hay mất điện đột ngột. Dung lượng ổ cứng được đo bằng đơn vị GB và tốc độ quay trong 1 phút. Do các tiến bộ về khoa học công nghệ, kích thước ổ cứng ngày càng nhỏ gọn trong khi dung lượng ngày càng lớn.
Hiện nay, trên thị trường có hai loại ổ cứng phổ biến là HDD và SSD. So với HDD, SSD vượt trội hơn hẳn về tốc độ xử lý dữ liệu. Cụ thể, SSD chỉ mất vài giây để khởi động một chiếc máy tính thì HDD phải mất hơn vài phút. Tuy nhiên, HDD lại có ưu thế là giá thành rẻ hơn nhiều lần so với ổ cứng SSD.
Build PC Gaming nên sử dụng cả hai loại ổ cứng HDD và SSD
Bộ nguồn được sử dụng để cấp điện năng cho toàn bộ các thành phần của máy tính. Như vậy, có thể thấy bộ nguồn ảnh hưởng lớn để sự ổn định và độ bền của PC. Khi Build PC Gaming, các Game thủ nên lựa chọn bộ nguồn có công suất 500W trở lên nếu sử dụng Card đồ họa thông thường và công suất 600W trở lên nếu dùng Card đồ họa cao cấp. Ngoài ra, thương hiệu và các chứng chỉ cũng là tiêu chí quan trọng khi lựa chọn bộ nguồn. Các Game thủ nên mua những bộ nguồn từ thương hiệu uy tín và đạt chứng chỉ 80 Plus.
Màn hình là bộ phận tách rời với máy tính có chức năng hiển thị thông tin, giữ liệu, đóng vai trò kết nối người dùng với PC. Hiện nay người dùng có thể lựa chọn một trong hai loại màn hình phổ biến là màn hình CRT và màn hình tinh thể lỏng để Build PC Gaming.
Màn hình CRT mặc dù có độ phân giải cao, màu sắc sống động phù hợp với Game thủ nhưng kích thước lớn, chiếm nhiều diện tích để bàn. Trong khi đó, màn hình tinh thể lỏng nhỏ gọn nhưng màu sắc và độ phân giải lại kém hơn CRT.
Màn hình là giao diện kết nối người dùng với máy tính
Các thiết bị ngoại vi như chuột, bàn phím, loa, tai nghe đóng vai trò vô cùng quan trọng khi Build PC Gaming.
Các thiết bị ngoại vi cần thiết khi Build PC Gaming
Hy vọng thông qua bài viết dưới đây, các Game thủ nắm rõ cấu tạo của một chiếc PC và biết cách Build PC Gaming sao cho hợp lý nhất. Ngoài ra, tại Thế giới Gear đã có những cấu hình PC được xây dựng sẵn, bạn có thể tham khảo hoặc chọn mua sao cho phù hợp với nhu cầu của mình.